Những người tuyệt đối không nên uống biaNhững người tuyệt đối không nên uống bia
Những người tuyệt đối không nên uống bia
Bia là loại đồ uống rất được yêu thích đặc biệt là vào những ngày trời nắng nóng. Bên cạnh những tác dụng của bia như có tính kháng viêm, giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành… thì bia lại không phải là loại đồ uống phù hợp với những người mắc bệnh dưới đây.
Uống bia có thể giúp ngăn ngừa việc hình thành các cục máu đông có thể gây tắc động mạch ở tim, cổ và não, nguyên nhân chính gây ra tình trạng đột quỵ của người.
Trong bia có nhiều chất giúp phân giải các chất béo trong cơ thể và giúp bộ máy tiêu hóa làm việc tốt hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng uống được bia.
Người bị viêm dạ dày mạn tính
Sau khi vào cơ thể, bia sẽ gây chướng bụng trên, khiến bệnh nhân có cảm giác chán ăn. Hậu quả là bệnh viêm dạ dày càng nặng thêm.
Người bị viêm gan
Sau khi vào cơ thể, chất cồn trong bia phải trải qua quá trình lọc và chuyển hóa ở gan. Các độc tố của bia sẽ tích tụ ở gan và làm cho bệnh ngày càng nặng thêm.
Người bị loét dạ dày và tá tràng
Những người này thường có nhiều axit dạ dày. Trong bia có nhiều CO2, khi vào cơ thể sẽ làm tăng axit dạ dày, gây đau bụng do vết loét kịch phát, thậm chí còn gây thủng ở nơi loét, đe dọa tính mạng.
Người đang uống thuốc
Bia có thể kết hợp với nhiều loại thuốc, gây tác dụng phụ, đặc biệt là với các loại thuốc kháng sinh, an thần, hạ huyết áp, chống tiểu đường và chống đông máu.
Phụ nữ cho con bú
Bia được tạo ra chủ yếu từ đại mạch. Mạch nha của đại mạch lại có tác dụng ức chế việc tiết sữa và tái tạo sữa.
Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú không nên uống bia. Người muốn tắt sữa sau khi cai sữa thì nên uống nhiều bia.
Người bị bệnh rối loạn mỡ máu
Uống bia nhiều làm cho tình trạng nhiễm mỡ máu nhanh chóng tăng lên sẽ thúc đẩy quá trình vữa xơ động mạch, đặc biệt là động mạch vành và động mạch não dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Mặt khác bia cũng gây ra tăng huyết áp ở những người có sẵn bệnh.
Người đang bị sỏi tiết niệu
Trong mạch nha để làm bia có chứa một số thành phần như kali và các muối kháng, có thể làm cho hạt sỏi bị to lên nhanh chóng. Do đó, bệnh nhân bị sỏi trong hệ tiết niệu nên uống ít hoặc không uống bia.
Bệnh gout
Các nhà khoa học thuộc Đại học Sức khỏe cộng đồng Harvard tại Boston (Mỹ) đã tìm hiểu mối liên quan giữa việc uống bia, rượu mạnh và rượu vang với nồng độ axit uric trong máu trên 14.809 người có độ tuổi thấp nhất là 20.
Kết quả cho thấy nồng độ axit uric trong máu ở những người thường xuyên uống bia là lớn nhất, sau đó là những người uống nhiều rượu mạnh.
Những lưu ý khi uống bia
Bia là thức uống giải nhiệt mùa nóng nhưng mùa đông bạn cũng có thể uống bia ở nhiệt độ 15 độ C, nếu để bia ở nhiệt độ quá thấp lại khiến cho bia mất đi hương vị không còn cảm giác hấp dẫn.
Vì vậy nếu chai bia bị ướp quá lạnh bạn có thể ngâm bia vào nước ấm 30 độ C để bia tăng lên nhiệt độ cần thiết.
Không nên để nhiệt độ bia quá cao sẽ làm một số chất bổ dưỡng có trong bia bị hao hụt và bia có vị đắng.
Uống bia nên uống nhanh, nếu để lâu chất cacbon dioxide trong bia sẽ bị mất khiến nhiệt lượng trong cơ thể không được giải tỏa. Nên dùng cốc lớn để rót bia để bia không bị nâng nhiệt so với nhiệt độ bên ngoài.
Trong bữa tiệc hay bữa nhậu, dầu mỡ từ thức ăn rất dễ bị dính vào cốc uống bia, do đó cần luôn lau sạch cốc vì dầu mỡ sẽ nhanh chóng nuốt mất bọt bia.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên uống 330ml bia (1 lon hay 1 chai), tối đa không uống quá 2 lít.
Tốt nhất nên giới hạn ít nhất là 2 ngày một tuần không uống rượu, bia. Uống quá nhiều bia sẽ gây ra béo phì và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Không nên uống bia khi ăn hải sản: Theo thói quen, khi chúng ta ăn đồ hải sản như ghẹ, ngao sò, cua, tôm bên cạnh không thể thiếu một ly bia sủi bọt đầy hấp dẫn mà không biết rằng nó sẽ dễ làm bạn mắc bệnh gut…
Các loại hải sản đều có hàm lượng đạm cao, trong các chất đạm của hải sản chứa nhiều purin và axit glycoisides rất dễ kết hợp với vitamin B1 có trong bia để tạo thành những hợp chất khó thải loại khỏi cơ thể.
Lượng đạm thừa không được bài tiết đó sẽ đọng lại trong các khớp xương và mô cơ, gây nên chứng bệnh sưng nóng, đỏ đau các khớp và cơ.
Tình trạng này nếu tái diễn nhiều lần và kéo dài sẽ làm tổn hại cho khớp, cụ thể là dẫn tới bệnh gút.
Nhiều loại bia có khoảng 5% cồn, do đó không nên uống bia “chay” mà hãy ăn thứ gì đó trong khi uống ví dụ như bánh sandwich hoặc khoai tây rán, loại thức ăn này sẽ giúp hấp thụ lượng cồn để cồn không thể ngấm thẳng vào máu.
Tránh uống bia rượu khi đói.
Khi đã uống bất kỳ một loại rượu nào thì không nên dùng bia để uống chung để tránh phần lớn cồn trong rượu nhanh chóng được hấp thu sẽ rất hại dạ dày và làm bạn dễ bị say, đau đầu.
Vì nồng độ cồn trong bia tuy có thấp nhưng thành phần nước và cacbonic lại nhiều, nên độ thẩm thấu cũng nhanh hơn.
Do đó, khi uống rượu bia cùng một lúc sẽ làm cho lượng cồn thẩm thấu vào người nhanh hơn, gây kích thích mạnh.