Xuất khẩu bia – Giải pháp cho giai đoạn khủng hoảng 2024

Sau đại dịch Covid 19, vấn đề sức khỏe ngày càng được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu, chính vì vậy các thức uống có ồn như bia rượu

Sau đại dịch Covid 19, vấn đề sức khỏe ngày càng được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu, chính vì vậy các thức uống có ồn như bia rượu truyền thống không còn được ưa chuộng như trước. Năm 2021, 2022 ngành bia Việt Nam chứng kiến sự sụt giảm lần lượt 10% -15% và 7%. Điều này đặt ra những thách thức cho các doanh nghiệp bia Việt Nam trong việc tìm ra hướng đi mới, trong đó có mở rộng thị trường thông qua xuất khẩu trực tuyến. Trong bài viết này sẽ chia sẻ tình hình vĩ mô ngành bia và những cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp bia Việt Nam.

Bối cảnh thị trường bia Việt Nam

Tổng quan tình hình thị trường bia Việt Nam

Theo một báo cáo của Vietdata, mức tiêu thụ bia của Việt Nam năm 2022 đứng đầu toàn khu vực ASEAN, đứng thứ ba Châu Á (sau Trung Quốc và Nhật Bản) với mức tiêu thụ là 3,8 triệu lít/năm, chiếm 2,2% thị trường thế giới. 90% thị phần tiêu thụ bia tại Việt Nam hiện nay thuộc về 4 hãng lớn là Heineken, Sabeco, Habeco và Carlsberg. (Nguồn MBS)

Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp bia Việt Nam

Theo Báo cáo mới nhất của Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA), năm 2023 doanh số của các công ty sản xuất, phân phối mặt hàng đồ uống có cồn, đặc biệt là bia có sự sụt giảm đáng kể.

Trong đó, doanh thu của Sabeco năm 2023 chỉ đạt được hơn 70% so với kế hoạch đặt ra, Habeco ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt giảm 7,7% và 30%. Các doanh nghiệp bia vừa và nhỏ cũng không nằm ngoài cuộc. Trong đó, Bia Hà Nội – Hải Dương giảm gần 43% lợi nhuận so với năm 2022; Bia Sài Gòn – Hà Nội cũng ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm tới 25%, Bia Hà Nội – Thanh Hóa lợi nhuận cũng sụt giảm 50% so với năm 2022.

Thách thức đối với các doanh nghiệp bia Việt Nam

Các thương hiệu bia Việt Nam ngày càng phải cạnh tranh khốc liệt hơn trong việc chi tiêu tiền cho quảng cáo để dành lấy thị phần và thương hiệu. Tổng chi tiêu cho quảng cáo bia tại Việt Nam được ghi nhận năm 2023 tăng 12% so với 2022. Đỉnh điểm, thị phần bia nội địa như Sabeco và Habeco bị thu hẹp thị phần, từ 65% năm 2020 xuống còn khoảng 60% năm 2023.

Các yếu tố chủ đạo tác động đến ngành bia Việt Nam

Sự sụt giảm trong doanh thu và lợi nhuận ngành bia trong những năm gần đây do tác động của nhiều yếu tố vĩ mô. Trong đó:

Quy định mới về sử dụng bia rượu

Nghị định 100 ban hành vào ngày 30 tháng 12 năm 2019, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020, quy định về việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông đã có tác động lớn đến thị trường bia Việt Nam. Theo đó, vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền lên đến 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe.

Sau khi nghị định được ban hành, người dùng cũng đã bắt đầu thận trọng hơn và có sự thay đổi trong thói quen tiêu thụ sản phẩm có cồn.

Gia tăng nguyên liệu đầu vào và các loại thuế tiêu thụ đặc biệt

Từ năm 2019, Chính phủ Việt Nam đã tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia từ 50% lên 65%. Điều này ảnh hưởng đến giá bán, khả năng cạnh tranh và nhu cầu tiêu thụ bia.

Ngoài ra, các quy định về điều kiện quảng cáo các sản phẩm có cồn như bia, rượu cũng ảnh hưởng đến việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm của các doanh nghiệp.

Lạm phát ảnh hưởng đến tỷ giá ngoại tệ, giá nguyên liệu đầu vào đối với ngành sản xuất đồ uống tăng cao từ 15%-30%. Trong đó malt (mạch nha), nguyên liệu chính trong sản xuất bia, chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản xuất tăng khoảng 30-40% so với năm 2022.

Người tiêu dùng thay đổi thói quen tiêu thụ sản phẩm

Sau Covid 19, người dùng bắt đầu quan tâm nhiều đến vấn đề sức khỏe, theo khảo sát của Nielsen năm 2023, do xu hướng sống lành mạnh có đến 35% người tiêu dùng Việt Nam chuyển sang sử dụng các loại đồ uống không cồn hoặc ít cồn.

Bên cạnh đó, sự tăng trưởng trong phân khúc bia cao cấp và bia thủ công. trung bình 10-15% mỗi năm cũng cho thấy người dùng đang có xu hướng ngày càng đầu tư hơn vào chất lượng sản phẩm bia. Trong đó, những sản phẩm như bia cao cấp, bia không cồn và bia hữu cơ được ưa chuộng.

3 yếu tố này là các tác động chính khiến cho thị trường bia rượu việt nam giảm sút mạnh mẽ trong giai đoạn 2022 – 2023. Điều này tạo nên những thách thức đáng kể đối với ngành bia Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có chiến lược thích ứng linh hoạt để có thể tiếp tục phát triển trong bối cảnh mới.

Tình hình thị trường đồ uống có cồn trên thế giới

Tổng quan thị trường đồ uống có cồn toàn cầu

Ngành thực phẩm & đồ uống là ngành hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới, với doanh thu 8,21 nghìn tỷ USD vào năm 2022. Ước tính quy mô của ngành này sẽ đạt 9,1 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Trong đó, Châu Á là thị trường lớn nhất của ngành thực phẩm & đồ uống, chiếm 49% tổng lượng tiêu thụ, tiếp sau đó là Châu Âu và Châu Mỹ, chiếm lần lượt 22% và 20%.

Thị trường đồ uống có cồn, doanh thu đạt 1,484 nghìn tỷ đô la vào năm 2022 và dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR 10,01% từ năm 2022 – 2025 với quy mô thị trường được ước tính là 1,98 nghìn tỷ đô la. Trong đó, Trung Quốc đóng góp lớn nhất vào doanh thu thị trường đồ uống có cồn năm 2022 với 319,8 tỷ USD. Vương quốc Anh là quốc gia đứng đầu về tốc độ tăng trưởng đối với đồ uống có cồn với mức tăng hàng năm hơn 13%.

Tình hình tiêu thụ bia Việt Nam xuất khẩu

Theo báo cáo thường niên của Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) vào tháng 08/2023, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sản phẩm bia nhập khẩu của Việt Nam lớn nhất, chiếm khoảng 35% tổng lượng bia xuất khẩu, kế đến là Hàn Quốc và Nhật Bản lần lượt là 15% và 12%. Lào, Campuchia và các nước Trung Đông cũng là thị trường lớn tiêu thụ các sản phẩm bia Việt Nam.

Xu hướng tiêu dùng bia Toàn cầu

Xu hướng chung của người tiêu dùng trong thị trường bia quốc tế là sự gia tăng trong tiêu thụ bia cao cấp, bia thủ công và bia không cồn, giảm tiêu thụ những sản phẩm bia truyền thống. Ngoài ra, một số quốc gia như Thuỵ Điển, còn có xu hướng sử dụng rượu vang thay cho bia rượu. Tại khu vực Bắc Âu, người dùng có xu hướng sử dụng đồ uống có cồn ở nhà thay vì đến các nhà hàng hoặc các cơ sở khác.

Điều này được lý giải bởi sự tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi và thay đổi trong hành vi tiêu dùng, họ có sự quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe. Ngoài ra, nguyên nhân còn đến từ sự thay đổi trong các quy định về thuế và các điều luật.

Cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp kinh doanh bia Việt Nam

Để tạo ra sự bứt phá trong những năm tới, ngoài việc tập trung đầu tư phát triển các kênh Online, Offline thì các doanh nghiệp bia Việt Nam cũng cần tập trung khai thác tiềm năng kênh thương mại điện tử và xuất khẩu sang Quốc tế.

Trong những năm gần đây, thị trường xuất khẩu bia của Việt Nam đã trở thành một ngành công nghiệp phát triển đáng kể. Với nhu cầu tiêu thụ bia không ngừng tăng cao, đặc biệt ở các thị trường mới nổi, các doanh nghiệp bia Việt Nam có cơ hội mở rộng xuất khẩu và tăng doanh thu.

Các sản phẩm bia Việt Nam đã thu hút sự chú ý của các thị trường quốc tế với sản phẩm bia chất lượng cao và đa dạng như bia thủ công, bia hoa quả, và bia không cồn.

Một số thương hiệu bia Việt Nam đã xuất khẩu thành công sang thị trường quốc tế:

Bia sản xuất

  • Cuối năm 2023, bia Hà Nội (Habeco) đã được nhập khẩu chính ngạch thông qua đối tác Hoa Kỳ – Công ty MIB Morris International Beverage (USA) sang thị trường Mỹ.  Đây là bảo chứng thuyết phục khẳng định uy tín và chất lượng của nhà sản xuất bia hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh đó, thương hiệu bia này còn khai thác các thị trường châu Âu, châu Á như Anh, Nga, Pháp, Úc, New Zealand, Áo, Bỉ, Nhật Bản, Hàn Quốc.
  • Bia Sài Gòn (Sabeco) xuất khẩu đến hơn 40 quốc gia, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, và Australia thông qua hợp tác với các công ty thương mại, đại lý xuất khẩu và thông qua các sàn thương mại điện tử như Alibaba.com.
  • Bia Huda (Carlsberg Việt Nam) xuất khẩu đến các thị trường như Mỹ, Lào, Campuchia, và một số nước châu Á khác. Trong đó, bước ngoặt là xuất khẩu đến thị trường Mỹ vào năm 2016 khẳng định uy tín và danh tiếng của thương hiệu Việt Nam.

Bia thủ công

  • Bia Đại Việt (Dai Viet Brewery) thâm nhập vào các thị trường như Nga, Đức, và một số quốc gia châu Âu khác thông qua hợp tác với các nhà nhập khẩu, phân phối địa phương. Ngoài ra cũng tăng cường bán hàng trực tiếp thông qua các sàn thương mại điện tử quốc tế.
  • Bia Ibiero xuất khẩu đến Hồng Kông, Ma Cao, nơi trung tâm thương mại sầm uất với những điểm đến văn hóa độc đáo.
  • Bia Pasteur Street Brewing mang đến sự kết hợp ấn tượng của vị sô cô la và trái cây, được xuất khẩu đến 8 quốc gia và khu vực, gồm Thái Lan, Malaysia và Phần Lan. Bên cạnh đó, thương hiệu bia này còn sở hữu một nhà máy đặt tại Singapore.

Những quy định về xuất khẩu bia sang Quốc tế

Để được xuất khẩu bia sang các quốc gia trên thế giới, các doanh nghiệp bia Việt Nam cần phải nắm được những quy định sau:

Tiêu Chuẩn Chất Lượng Sản Phẩm:

Tuân thủ các tiêu chuẩn ISO 9001, HACCP – hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đảm bảo sản phẩm bia đáp ứng các yêu cầu chất lượng cao, kiểm soát các rủi ro về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất bia.

Tuân thủ những quy Định Về An Toàn Thực Phẩm:

Tuân thủ quy định FDA (Food and Drug Administration) đối với những sản phẩm bia muốn gia nhập thị trường Mỹ. Quy định EFSA (European Food Safety Authority) đối với thị trường châu Âu. Điều này làm gia tăng chất lượng và độ uy tín trên thị trường xuất khẩu.

Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ

  • Giấy chứng nhận xuất xứ CO (CO – Certificate of Origin) giúp xác nhận nguồn gốc của sản phẩm bia để được nhận ưu đãi thuế nhập khẩu cho người mua.
  • Sản phẩm bia phải được mã hóa theo hệ thống mã HS (Harmonized System) quốc tế. Việc khai báo sai mã HS có thể dẫn đến các vấn đề như: bị phạt vi phạm hành chính, chậm trễ thông quan hàng hóa, v.v.

Ví dụ: Bia được phân loại vào mã HS 2203 – “Beer made from malt”. Trong mã HS 2203, có các mã chi tiết hơn để phân loại các loại bia khác nhau: 2203.00.10 – Bia chai; 2203.00.20 – Bia lon; 2203.00.90 – Các loại bia khác.

Ngoài ra một số quy định khác cần tuân thủ như tiêu Chuẩn Xã Hội và Lao Động SA 8000, tiêu Chuẩn Về Ghi Nhãn Sản Phẩm, tiêu chuẩn môi trường ISO 14001. Nhiều quốc gia yêu cầu bao bì phải có khả năng tái chế hoặc phải tuân thủ các quy định về môi trường.

Tình hình xuất khẩu bia trên Sàn thương mại điện tử Alibaba.com

Thương mại điện tử chiếm khoảng 19% tổng doanh thu bán lẻ toàn cầu vào năm 2021, và dự kiến sẽ đạt 22% vào năm 2024 theo Statista. Trong đó, Sàn thương mại điện tử B2B lớn nhất thế giới, Alibaba.com, chứng kiến sự gia tăng đáng kể về số lượng nhà cung cấp và người mua quốc tế.

Rất nhiều doanh nghiệp bia Việt Nam sau khi tham gia thương mại điện tử đã đạt nhiều thành công trên thị trường quốc tế như Bia Hà Nội, Bia Sài Gòn, Bia 333,…

Trên Alibaba.com, khi gõ từ khóa “beer”, chúng ta có thể nhận thấy sự xuất hiện của các thương hiệu bia Việt như bia Sài Gòn, Heineken,…. Điều đó cho thấy các sản phẩm Việt có thể cạnh tranh rất tốt so với các doanh nghiệp nước ngoài như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản trên Alibaba.

Minh chứng cụ thể cho doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực đồ uống xuất khẩu thành công sang Quốc tế thông qua Alibaba.com không thể không kể đến Công ty sản xuất nước trái cây Rita. Đến nay, công ty đã cung cấp hơn 500 loại sản phẩm cho hơn 100 quốc gia.

Số liệu mà Rita ghi nhận được khi tham gia xuất khẩu thông qua nền tảng thương mại điện tử B2B Alibaba.com:

  • 450 đơn hàng được hỏi mỗi tháng.
  • 90% đơn hàng đến từ nền tảng Alibaba.com.

Đây chính là động lực cho các doanh nghiệp bia vừa và nhỏ tại Việt Nam đầu tư vào chất lượng sản phẩm, tận dụng tối đa các công cụ marketing để đưa thương hiệu của mình vươn tầm Quốc tế, từng bước đưa ngành bia Việt Nam phục hồi và tăng trưởng như dự kiến.

Bài viết trên đây, Innovative Hub đã chia sẻ thông tin về bối cảnh thị trường bia Việt Nam, những yếu tố tác động và giải pháp xuất khẩu quốc tế cho các doanh nghiệp. Có thể thấy việc tham gia các nền tảng thương mại điện tử như Alibaba.com là cơ hội để doanh nghiệp mở rộng thị trường thông qua xuất khẩu, vì đây là nền tảng kết nối người mua và người bán trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, xây dựng uy tín trên thị trường cũng là điểm nổi bật khi doanh nghiệp bạn tham gia vào nền tảng thương mại điện tử B2B Alibaba.com này.

Nếu như Quý doanh nghiệp đang băn khoăn những vấn đề về kiến thức thị trường, nhân lực hỗ trợ xuất khẩu thì những dịch vụ từ Innovative Hub sẽ mang đến giải pháp hữu hiệu. Chúng tôi là đại lý uỷ quyền của nền tảng Alibaba.com với sứ mệnh mang đến những dịch vụ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận thị trường tiềm năng toàn cầu.

Call Now Button