Nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành Thực phẩm & đồ uống bằng chuyển đổi số và tự động hóa

Chuyển đổi số và tự động hóa đang là một trong những ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống (F&B) nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tối ưu hóa chi phí sản xuất.

Theo Ipos Report, năm 2024, ngành F&B Việt Nam đạt tăng trưởng 10 – 12% so với năm 2023, và hiện đang đứng thứ 3 trong Đông Nam Á về doanh thu, chỉ sau Indonesia và Philipines.

Điều này tạo nên áp lực lớn cho doanh nghiệp F&B khi phải vừa mở rộng sản xuất, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm trong bối cảnh chi phí tăng cao và thiếu hụt nhân lực do đứt gãy chuỗi cung ứng. Nếu tiếp tục với quy trình sản xuất hiện tại, chi phí vận hành sẽ tăng do tiêu hao nhiên liệu, máy móc hỏng hóc bất ngờ, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, làm giảm niềm tin của người tiêu dùng.

Để tiếp tục cạnh tranh hiệu quả trên thị trường, doanh nghiệp F&B đang ưu tiên áp dụng chuyển đổi số và giải pháp tự động hóa nhằm gia tăng công suất, tối ưu hóa chi phí đầu tư và vận hành để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao với giá bán cạnh tranh.

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành Thực phẩm & đồ uống bằng chuyển đổi số và tự động hóa- Ảnh 1.

Tetra Pak đã đưa ra nhiều giải pháp chế biến và đóng gói hiện đại góp phần hiện đại hóa ngành F&B trong 30 năm qua.

Trong 30 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, Tetra Pak đã đồng hành cùng các doanh nghiệp F&B giải quyết những thách thức trong việc tối ưu hóa chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm bằng các giải pháp đóng gói và chế biến toàn diện. Trong đó, doanh nghiệp này đã giới thiệu và áp dụng giải pháp tự động hóa & số hóa Tetra Pak PlantMaster và dịch vụ Tetra Pak Plant Perform giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát hoạt động xuyên suốt của nhà máy từ nguyên liệu đầu vào tới chuỗi cung ứng, đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều, gia tăng hiệu suất với chi phí đầu tư hợp lý.

Tự động hóa sản xuất – chìa khóa để tối ưu hóa tổng chi phí sở hữu (TCO)

Tự động hóa giúp xử lý các công việc lặp lại, giải phóng thời gian để nhân sự tập trung vào nhiệm vụ phức tạp hơn. Công nghệ này không chỉ tiết kiệm thời gian, giảm lỗi sai, nâng cao chất lượng mà còn giúp giảm chi phí và hạn chế việc phải làm thêm giờ khi máy móc có thể vận hành liên tục.

Cụ thể vào năm 2013, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sữa tăng cao từ thị trường, Tetra Pak cùng đối tác sữa hàng đầu Việt Nam giới thiệu nhà máy có công suất lên tới 800 triệu lít sữa/năm.Tất cả hệ thống thiết bị, máy móc, đặc biệt là các robot LGV (Laser Guided Vehicle) đều vận hành tự động, được điều khiển bởi hệ thống máy tính trung tâm giúp nhà máy có thể kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất trên mọi khâu vận hành.

Một trong những hệ thống điều khiển lõi đó là hệ điều hành Tetra Pak PlantMaster, với phần lõi là hệ thống tự động hoá và thực thi sản xuất – MES (Manufacturing Execution System) cho phép theo dõi, điều khiển và cải thiện chất lượng liên tục. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý kho – WMS (Warehouse Management System) tích hợp với ERP (Enterprise Resources Planning) – hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp giúp thu thập, phân tích dữ liệu theo thời gian thực, hỗ trợ đưa ra quyết định nhanh chóng, giảm lãng phí.

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành Thực phẩm & đồ uống bằng chuyển đổi số và tự động hóa- Ảnh 2.

Giải pháp tự động hóa và số hoá Tetra Pak PlantMaster cho phép theo dõi, điều khiển và cải thiện chất lượng liên tục

“Hệ thống này cung cấp khả năng kiểm soát toàn diện các quy trình sản xuất, bao gồm quản lý công thức, báo cáo sản xuất, truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng nhằm đảm bảo mọi bước trong quy trình sản xuất đều được tối ưu hóa, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến đóng gói sản phẩm.” – Ông Ngô Minh Thành – Giám đốc Bộ Phận Giải pháp Chế biến Tetra Pak Việt Nam cho biết.

Để tăng thêm hiệu quả sản xuất có được từ việc áp dụng các công nghệ tự động hóa này, Tetra Pak còn phát triển giải pháp dịch vụ Tetra Pak Plant Perform.

Đảm bảo thiết bị trong nhà máy được duy trì ở điều kiện chuẩn và nâng cao hiệu suất vận hành

Các tổn thất phát sinh trong nhà máy như là việc dừng máy do sự cố dẫn tới chậm trễ trong sản xuất, ảnh hưởng tới công suất nhà máy đặt gánh nặng lên tổng chi phí sản xuất nói chung.

Để kịp thời khắc phục các vấn đề liên quan tới sự cố kỹ thuật, thay thế phụ tùng, vào năm 2013, Tetra Pak đã giới thiệu giải pháp Tetra Pak Plant Care bao gồm kế hoạch bảo trì toàn diện, bảo trì phòng ngừa, quản lý phụ tùng và hỗ trợ sản xuất 24/7. Giải pháp này đã hỗ trợ các nhà máy đạt độ ổn định cao trong vận hành.

Không dừng lại ở đó, Tetra Pak tiếp tục phát triển giải pháp Tetra Pak Plant Perform nhằm cung cấp dịch vụ bảo trì chủ động dự báo trước các rủi ro có thể xảy ra với máy móc, đảm bảo dây chuyền sản xuất hoạt động xuyên suốt, kiểm soát chi phí vận hành thông qua cơ cấu chi phí cố định.

Khả năng quản lý hiệu suất thông qua các quy trình cải tiến liên tục và cam kết đạt được các chỉ tiêu đầu ra là điểm nổi bật của Tetra Pak Plant Perform. Tetra Pak và các nhà sản xuất cùng xác định các mục tiêu rõ ràng, giảm thiểu sự cố, lãng phí và nâng cao sản lượng. Bên cạnh đó, cơ cấu chi phí cố định giúp doanh nghiệp dễ dàng dự báo chi phí và quản lý ngân sách hiệu quả hơn.

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành Thực phẩm & đồ uống bằng chuyển đổi số và tự động hóa- Ảnh 3.

Giải pháp Tetra Pak Plant Perform đảm bảo dây chuyền sản xuất hoạt động xuyên suốt.

Cụ thể, giải pháp này đã mang tới hiệu quả cho nhà máy sữa Italac tại Brazil, giúp giảm 46% sự cố liên quan đến chất lượng, giảm 20% tổn thất bao bì và năng suất tăng thêm 6 triệu hộp mỗi năm. Không chỉ cải thiện hiệu quả vận hành, Tetra Pak Plant Perform còn mang lại doanh thu bổ sung lên đến 9,7 triệu Euro nhờ tối ưu hóa quy trình và giảm thiểu tổn thất khác trên toàn nhà máy.

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành Thực phẩm & đồ uống bằng chuyển đổi số và tự động hóa- Ảnh 4.

Các giải pháp dịch vụ từ Tetra Pak vừa duy trì hiệu suất hiện tại vừa thúc đẩy cải tiến liên tục thông qua phương pháp quản lý bảo trì toàn diện

“Các giải pháp dịch vụ từ Tetra Pak vừa duy trì hiệu suất hiện tại vừa thúc đẩy cải tiến liên tục thông qua phương pháp quản lý bảo trì toàn diện (TPM – Total Productive Management) bao gồm: giảm tiêu thụ năng lượng và nước, giảm lượng khí thải carbon trên mỗi gói sản phẩm và nâng cao hiệu quả vận hành tổng thể bằng cách khắc phục các tổn thất trong công đoạn khác trong nhà máy.” – ông Nguyễn Vân – Giám đốc Bộ phận Dịch vụ Tetra Pak Việt Nam chia sẻ thêm.

Với các giải pháp tích hợp tự động hóa và số hóa, Tetra Pak tiên phong đồng hành cùng các nhà sản xuất và thương hiệu thực phẩm và đồ uống giải quyết các vấn đề về chi phí sản xuất, tổn thất trên toàn nhà máy và cải thiện hiệu suất hoạt động, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng.

Để tìm hiểu thêm về các giải pháp chế biến, đóng gói và dịch vụ toàn diện từ Tetra Pak, độc giả vui lòng tham khảo: https://www.tetrapak.com/en-vn/solutions

Call Now Button