Dán tem bia: Một giải pháp quản lý không hiệu quả, gây tốn kém

Dán tem bia: Một giải pháp quản lý không hiệu quả, gây tốn kémDán tem bia: Một giải pháp quản lý không hiệu quả, gây tốn kém

Dán tem bia: Một giải pháp quản lý không hiệu quả, gây tốn kém

Tọa đàm “Quy hoạch và công tác quản lý ngành bia VN” do Hiệp hội VBA tổ chức, với sự tham gia của Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Vụ Công nghiệp Nhẹ, Vụ Thị trường trong nước, Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách Công nghiệp, Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách Y tế… Các tổng công ty SABECO, HABECO, Carlberg, Heiniken, POLYCO, … cùng nhiều ban, ngành liên quan. Vấn đề “dán tem bia” chưa có hồi kết, luôn là đề tài làm “nóng” hội trường. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin nêu lên những bất cập của giải pháp này.
 
alt
 
Không đồng bộ về thiết bị và công nghệ là khó khăn đầu tiên khi đưa giải pháp dán tem bia thực hiện trên từng sản phẩm. 
Tính đến thời điểm hiện nay, cả nước có 115 cơ sở sản xuất bia với năng lực sản xuất có thể đạt 3,9 tỷ lít bia/năm. Nhiều doanh nghiệp có dây chuyền chiết lon, đóng chai có công suất lớn, từ 30.000 – 60.000 – 90.000 – 120.000 lon chai/giờ như Heineken, SABECO, HABECO, HALIDA, Tiger, Casllbeng, Đại Việt. Trong khi Đề án đưa ra thiết bị dán tem có khả năng dán được 40.000 sản phẩm/giờ. Vậy thì các dây chuyền đóng chai 60.000, 90.000, 120.000 chai/giờ thì tính sao đây? Ngoài ra, sản phẩm bia có nhiều loại, dung tích khác nhau, bia chai có  330 ml và 500ml, bia lon  có 330 ml, 500 ml, bia hơi có keg 20 lít, keg 50 lít.
Các dây chuyền chiết lon đóng chai lại thuộc nhiều hãng sản xuất thiết bị khác nhau trên thế giới cung cấp. Việc lựa chọn thiết bị dán tem phù hợp với dây chuyền thiết bị hiện có của doanh nghiệp là rất khó khăn, mất thời gian và tốn kém, khó đáp ứng tính đồng bộ và tương thích giữ thiết bị đóng chai với thiết bị dán tem, nên nếu một dây chuyền bị trục trặc thì các dây chuyền khác cũng phải dừng lại, sẽ gây hậu quả khôn lường về chất lượng bia cũng như sản lượng bia cung cấp cho thị trường, dẫn tới doanh thu sụt giảm và nguồn thu thuế  cũng sụt giảm theo.
Chi phí về đầu tư thiết bị quá lớn Nếu ở 115 cơ sở sản xuất bia được lắp đặt khoảng gần 200 dây chuyền chiết thì riêng vốn đầu tư mua máy dán tem, phải bỏ ra khoảng 3.000 tỷ đồng (Tính bình quân 15 tỷ đồng một máy dán tem có công suất 20.000 chai/giờ). Thực tế Nhà máy Rượu Hà Nội phải đầu tư 14 tỷ đồng/1 máy dán tem cho dây chuyền công suất 20.000 chai/giờ. Năm 2014, Công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội sản xuất được 5 triệu lít rượu mà phải chi phí dán tem tốn khoảng 1,46 tỷ đồng, làm tăng lên khoảng 4,06% giá vốn sản phẩm sản xuất trong năm. Từ đầu tư máy dán tem rượu, có thể suy ra con số đầu tư cho máy dán tem bia của 4 doanh nghiệp lớn như sau: Sabeco  645 tỷ (43 máy x 15 tỷ); Habeco 495 tỷ (33 máy x 15 tỷ); Heineken 240 tỷ (16 máy x 15 tỷ); Carlsberg 240 tỷ (16 máy x 15 tỷ).
Về mặt mỹ quan và tiện ích Tem dán ảnh hưởng tới mỹ quan sản phẩm, gây mất vệ sinh cho người tiêu dùng như bia lon, bia chai (khi người tiêu dùng bật nắp uống trực tiếp sản phẩm, không đổ ra ly, cốc). Tem giấy không thể dán trên các vật dụng bao bì bia thủ công, tự chế đối với bia hơi như thùng, can nhựa. Do yêu cầu bảo quản bia trong hầm lạnh, nước lạnh, di chuyển nhiều, con tem sẽ bong tróc, không còn giá trị mong muốn nữa.
Chi phí về mua tem và quản lý Nếu dán tem bia, các doanh nghiệp phải chi phí mua tem bia, sản lượng bia trên 3 tỷ lít hiện nay, khoảng 10 tỷ sản phẩm/năm (chưa kể số tem bị hỏng, bị lỗi) thì các doanh nghiệp bia phải bỏ ra khoảng 2.000 tỷ đồng, tạm tính 200đ/chiếc (hiện nay tem rượu được bán với giá là 391,88đ/tem cả VAT). Ngoài ra, còn chi phí vận hành và quản lý nữa. Theo tính toán của các doanh nghiệp thì chi phí này của toàn ngành bia cũng khoảng 1.000 tỷ đồng Việt Nam/năm. Như vậy, chi phí cho một sản phẩm bia tăng thêm từ 650 đến 700 đồng một sản phẩm (bao gồm chi phí tem, khấu hao thiết bị, chi phí quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa). Với sản lượng 10 tỷ sản phẩm/năm ngành bia sẽ tăng chi phí từ 6.500 tỷ đồng tới 7.000 tỷ đồng, từ đó dẫn đến giảm lợi nhuận cũng từ 6,5 đến 7 tỷ và giảm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước từ 1,4 đến 1,5 tỷ mỗi năm (tính thuế TNDN 22%). 
Kiến nghị: Dán tem bia để nhằm chống hàng giả, hàng lậu, bia nhập khẩu, trốn thuế là chưa sát với thực tế của ngành bia và không mang lại hiệu quả mong muốn. Hiện nay có 95% sản lượng bia do các nhà sản xuất kinh doanh thuộc Hiệp hội VBA đang được quản lý chặt chẽ, đúng luật pháp, đúng quy hoạch. 
Người hưởng lợi là “nhóm”các nhà cung cấp thiết bị dán tem và các đối tượng đầu cơ, buôn lậu tem. Rút cục 7.000 tỷ đồng đổ lên người tiêu dùng bia gánh chịu./.
 
Theo vba.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Call Now Button