Bán tiếp vốn Nhà nước tại Sabeco

Bán tiếp vốn Nhà nước tại SabecoBán tiếp vốn Nhà nước tại Sabeco

Bán tiếp vốn Nhà nước tại Sabeco

Tại Hội nghị về tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước tại Bộ Công thương ngày 24/12, ông Võ Thanh Hà, tân chủ  tịch Sabeco cho biết, đã 8 năm sau cổ phần hóa tại Sabeco, đến nay nhà nước còn giữ khoảng 89,59% cổ phần, còn lại đã bán cho Heineken khoảng 5%, các cổ đông khác giữ tỷ lệ còn lại.

Ban tiep von Nha nuoc tai Sabeco
Nhà nước sẽ tiếp tục thoái vốn tại Sabeco. Ảnh: VnExpress

Báo Tuổi trẻ dẫn lời ông Võ Thanh Hà tiết lộ, theo chỉ đạo của Bộ Công thương, Sabeco đang xây dựng phương án thoái tiếp vốn hai đợt, mỗi đợt 20-30%. Như vậy có nghĩa, nhà nước sẽ bán đi ít nhất trên 50% vốn tại doanh nghiệp bia hàng đầu Việt Nam này.

Tuy nhiên, ông Hà cho rằng một doanh nghiệp mỗi lần thoái vốn 20-30% là rất lớn và đề nghị khi quyết định thoái vốn 2 lần thì khoảng cách hai lần ít nhất 1 năm để ổn định sản xuất kinh doanh vì thoái vốn “đang chóng mặt, bị cái nữa chắc là sụp”.

Đặc biệt, ông Võ Thanh Hà thể hiện quan điểm khi cho biết vai trò của cổ phần hóa tại Sabeco trong 8 năm qua là mờ nhạt.

Ông Hà cho rằng với Sabeco, để có thêm vốn thì không phải mục đích cổ phần hóa ở Sabeco, công nghệ thì gần như cái gì mới nhất thế giới Sabeco cũng mua về. Quản trị bản thân công ty đã nỗ lực thay đổi nhiều, cũng không phải do cổ phần hóa.

Ông Hà khẳng định Sabeco phát triển tốt, đóng góp ngân sách tốt. Ông Hà đặt câu hỏi: vậy cổ phần hóa mục đích gì, cần nêu rõ…

Nêu quy định về cách tính thuế mới, Sabeco sẽ phải đóng thêm 1600 tỷ thuế, ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp, ông Hà nêu Sabeco sẽ buộc phải tái cơ cấu, điều này sẽ ảnh hưởng thời gian thoái vốn theo chỉ đạo.

“Đề nghị Bộ Công thương xem xét vì phải tái cơ cấu xong cổ phần hóa mới đạt giá trị cao nhất cho nhà nước”- ông Hà nói.

Báo cáo của Sabeco cho thấy, tuy là công ty cổ phần, nhưng cơ cấu tổ chức của Sabeco có cả HĐQT và bộ phận quản lý vốn nhà nước. Bộ máy quản lý phức tạp, cồng kềnh, không những làm tăng chi phí mà còn khiến cho hoạt động điều hành doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Sabeco đã không ít lần thay đổi Chủ tịch HĐQT, mà thực chất đều do “một tay” Bộ Công thương quyết. Ông Võ Thanh Hà, tân chủ tịch của Sabeco, vốn là Chánh văn phòng Bộ Công thương, được Bộ giới thiệu để Đại hội cổ đông bầu làm Chủ tịch HĐQT Sabeco kể từ ngày 14/10, thay cho người tiền nhiệm là ông Phan Đăng Tuất.

Cũng liên quan đến việc Nhà nước thoái dần vốn khỏi Sabeco, trước đó, truyền thông đưa tin có nhiều ứng viên muốn trở thành đối tác chiến lược của Sabeco, trong đó hầu hết là những tập đoàn lớn trên thế giới như Heineken (Hà Lan), ThaiBev (Thái Lan) và SAB Miller (Mỹ) hay Ashahi (Nhật Bản). Bên cạnh đó, còn xuất hiện một số doanh nghiệp lớn trong nước như CTCP chứng khoán Sài Gòn (SSI), CTCP Tư vấn Ánh Dương,…

Cuối năm ngoái, tập đoàn Thai Beverage của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi đã đề xuất về việc mua lại 40% cổ phần của Sabeco với giá 80.000 đồng/cổ phiếu. Với mức giá này, Sabeco được định giá khoảng 2,4 tỉ USD và Thai Beverage sẽ phải chi ra khoảng gần 1 tỉ USD cho thương vụ này.

Một doanh nghiệp khác từ Thái Lan cũng có ý định mua cổ phần của Sabeco là Shingha Corp, tuy vậy, rất ít thông tin được tiết lộ liên quan đến thương vụ cũng như ứng viên này.

Ngoài nhà đầu tư Thái, một tên tuổi lớn trong làng bia thế giới khác cũng muốn trở thành cổ đông chiến lược của Sabeco là Heineken. Hiện Heineken đang nắm giữ khoảng 5% cổ phần Sabeco.

baodatviet.vn (Tổng hợp)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.