Chuyện bia Mỹ: Tại sao bia thủ công thắng thế?Chuyện bia Mỹ: Tại sao bia thủ công thắng thế?
Chuyện bia Mỹ: Tại sao bia thủ công thắng thế?
Tại Mỹ đang diễn ra cuộc tranh đấu giữa những hãng bia lớn với bia thủ công, khi “bia lớn” vẫn đang thống trị, bia thủ công dần chiếm ưu thế.
Có rất nhiều lí do. Theo ngân hàng Demeter Group Investment, trong khi ngànhcông nghiệp bia giảm 3% từ năm 2007 đến 2012, bia thủ tăng 10% mỗi năm. Mặc dù trong năm 2013, bia thủ công tăng 10% nhưng toàn ngành vẫn giảm 1.4%. Điều này báo hiệu sự phát triển của bia thủ công và sự suy yếu của các hãng bia lớn. Demeter cho rằng: bia thủ công dự báo sẽ đạt con số 15% của toàn ngành đến năm 2020 nếu như vẫn giữ tốc độ tăng trưởng như hiện nay, thậm chí còn có thể phát triển mạnh hơn nữa.
Sự khác biệt của bia thủ công
Một trong những điểm đặc biệt của bia thủ công là tập trung vào các hương vị tinh tế và độc đáo. Đây là chiến lược mà rượu vang và cà phê đã làm trước đó. Thực tế, bia thủ công được coi là một thành viên của Hiệp hội đồ uống, hầu hết các loại bia được sản xuất phải có hương vị xuất phát từ “nguyên liệu truyền thống và sự sáng tạo trong quá trình lên men”, có nghĩa không được phép có hương vị mạch nha. Bia thủ công được cho là “cao cấp” hơn những hãng “bia lớn” về hương vị. Và thậm chí, nó đang bắt đầu được so sánh với các loại rượu vang tốt về sự đa dạng hương vị, quan trọng hơn là về chất lượng.
Có một điểm đáng chú ý khác, các hãng bia thủ công có xu hướng phân bố theo vùng và khu vực, và thường đưa vào các nhà hàng, quán ba trước khi được bày bán tại các cửa hàng tạp hóa. Chính vì vậy mà người mua bia thường cân nhắc bia được sản xuất ở đâu? Việc đặt tên cho thương hiệu cũng cần phải phù hợp với từng địa phương.
Tiếp tục theo xu hướng này, năm 2013, tổng số các nhà máy bia thủ công là 2.768. Xét về giá trị bán lẻ, bia thủ công đạt 14.3 tỷ USD, tăng trưởng 20% so với năm 2012, đưa thị phần bia thủ công lên 14,3%.
Hiện nay, các hãng bia lớn đang có chiến lược để đối phó với bia thủ công. MillerCoors ứng phó với việc cho ra sản phẩm Blue Mon và Anheuser – Busch InBev cho ra sản phẩm Shock Top. Hai hãng này đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường bia đặc sản. Theo Business Insider: 2 triệu thùng Blue Moon đại diện khoảng 15% thị phần thủ công. Mặc dù hai loại bia này được cho là không thể so sánh với các sản phẩm bia thủ công “chính hiệu” nhưng điều đó cho thấy những hãng bia lớn cũng lường trước được sự phát triển của bia thủ công như thế nào.
Thay đổi cạnh tranh
Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, điều này rất tốt cho người tiêu dùng, bởi họ sẽ được cung cấp một lựa chọn lớn hơn trong phạm vi của giá cả. Tuy nhiên, đối với những nhà sản xuất bia thủ công tại địa phương sẽ phải đối mặt với áp lực sản xuất sản phẩm cạnh tranh với nhiều hãng khác.