Hội thảo giới thiệu một số công nghệ mới trong ngành sản xuất đồ uống đến từ Quảng Tây, Trung Quốc

Chiều ngày 11/7/2023, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức Hội thảo giới thiệu một số công nghệ mới trong ngành sản xuất đồ uống đến từ Quảng Tây, Trung Quốc gồm Hiệp hội sản xuất Rượu tỉnh Quảng Tây, Trường Đại học Nông nghiệp Quảng Tây, Viện nghiên cứu Công nghiệp nhẹ Quảng Tây cùng đại diện nhiều doanh nghiệp thuộc VBA.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS. TS. Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch VBA cho biết, trong bối cảnh kinh tế thế giới cũng như trong nước còn đang gặp nhiều khó khăn, việc hợp tác, chuyển giao công nghệ có vai trò hết sức quan trọng. Nó góp phần tăng cường và mở rộng các mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, doanh nghiệp, tạo động lực mới cho phát triển bền vững. Với vai trò thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong ngành thông qua các hoạt động nghiên cứu và phát triển ngành, xây dựng chính sách, hợp tác quốc tế, xúc tiến thương mại, VBA tổ chức Hội thảo giới thiệu một số công nghệ mới trong ngành sản xuất đồ uống đến từ Quảng Tây, Trung Quốc tới các doanh nghiệp đồ uống Việt Nam.
Tại Hội thảo, bà Lương Diễm Linh – Tổng thư ký Hiệp hội sản xuất Rượu tỉnh Quảng Tây đã chia sẻ những thông tin khái quát về ngành sản xuất bia, rượu tại Trung Quốc. Là một quốc gia có lịch sử lâu đời, Trung Quốc có nền văn hóa rượu phong phú, có thể bắt nguồn từ thời tiền sử cách đây hơn 4.000 năm. Trong quá trình phát triển, có rất nhiều câu chuyện lịch sử nổi tiếng: chẳng hạn như bài thơ của Lý Bạch, anh hùng nấu rượu, Tam công tử vườn đào… Văn hóa rượu của Trung Quốc bắt đầu từ lưu vực sông Hoàng Hà và bắt nguồn từ xã hội nông nghiệp. Trước thời nhà Nguyên, rượu của Trung Quốc chủ yếu là rượu lên men, tức là rượu gạo vẫn đang phát triển cho đến ngày nay, với nồng độ cồn thấp (vài độ đến hơn mười độ). Sau thời nhà Nguyên, với sự xuất hiện của công nghệ chưng cất, rượu Trung Quốc bắt đầu phát triển.
Bà Lương Diễm Linh – Tổng thư ký Hiệp hội sản xuất Rượu tỉnh Quảng Tây đã chia sẻ những thông tin khái quát về ngành sản xuất bia, rượu tại Trung Quốc
Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, hiện nay, các trường đại học lớn, các tổ chức nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp sản xuất của Trung Quốc tiếp tục nghiên cứu sâu về rượu Trung Quốc, bao gồm nguyên liệu đặc biệt, vi sinh vật ủ rượu, công nghệ sản xuất bia, thiết bị sản xuất bia, ứng dụng thông minh cơ giới hóa, rượu vang phân tích thành phần chất tạo hương vị… đã góp phần thúc đẩy việc cải thiện chất lượng rượu vang và sự phát triển lành mạnh của ngành.
Hiện nay, tại Trung Quốc có hơn 70.000 doanh nghiệp sản xuất bia các loại. Riêng 5 thánh đầu năm 2023, có 3.876 doanh nghiệp mới liên quan đến bia ở Trung Quốc ra đời, tăng 26,75% so với cùng kỳ năm 2022.
Bà Lương Diễm Linh cho biết thêm, tại Trung Quốc còn có nhiều loại sản phẩm có cồn như rượu trái cây, rượu sương, rượu hỗn hợp và rượu tốt cho sức khỏe. Loại sản phẩm này chủ yếu dựa trên một loạt các nguyên liệu thô đặc trưng như trái cây và dược liệu được phát triển ở Trung Quốc, chủ yếu có các đặc điểm chức năng và khái niệm sức khỏe nhất định. Các sản phẩm rượu của Trung Quốc có thể được mô tả là trăm hoa đua nở, trăm trường đua tranh.
Ông Tưởng Kính Toàn, Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Công nghiệp nhẹ Quảng Tây
Tại Hội thảo, ông Tưởng Kính Toàn, Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Công nghiệp nhẹ Quảng Tây chia sẻ về ứng dụng của nấm men cố định hóa tế bào sống trong công nghiệp hóa sản xuất bia thủ công. Ông Toàn cho biết, Kỹ thuật “Lên men cồn liên tục bằng phương pháp cố định hóa nấm men” là đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Quốc gia Trung Quốc được thực hiện bởi Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Công nghiệp nhẹ Quảng Tây, từng đạt giải 3 KHKT tiên tiến cấp QG, giải nhì KHKT tiên tiến Bộ Công nghiệp nhẹ, liên tiếp được liệt vào kế hoạch quảng bá KHKT trọng điểm QG. Những năm gần đây, đã được tiến hành quảng bá cho hơn 100 doanh nghiệp sản xuất cồn-rượu tại Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam, Hồ Nam, Vân Nam, Tứ Xuyên, Hắc Long Giang… đã có những đóng góp lớn cho sự nghiệp thúc đẩy phát triển nâng cao kỹ thuật doanh nghiệp sản xuất rượu-cồn trong nước.
Cũng theo ông Tưởng Kính Toàn, cố định hóa nấm men là kỹ thuật công nghệ cao trong lĩnh vực ứng dụng KHKT-CNSH, cơ chế của nó là cấy cố định tế bào sống nấm men lên trên bề mặt chất mang có cấu trúc mạng nhỏ, chất mang này cần có độ bền cơ học và khả năng thấm hút tốt. Một mặt, để chất dinh dưỡng có thể thẩm thấu vào bên trong cấu trúc mạng cho nấm men sử dụng, mặt khác để nấm men có thể không ngừng phát triển và khuyếch tán, để hình thành các chất xúc tác sinh học nồng độ cao, tăng nhanh tốc độ phản ứng sinh hóa, nâng cao tính ổn định trong sản xuất, mang đến nhiều lợi ích kinh tế hơn so với công nghệ truyền thống.
GS. Vi Lộ – Đại diện Trường Đại học nghề kỹ thuật nông nghiệp Quảng Tây tại Hội thảo
Đại diện Trường Đại học nghề kỹ thuật nông nghiệp Quảng Tây, GS. Vi Lộ chia sẻ: Công nghệ sản xuất đồ uống từ chuối tây thông qua Công nghệ lên men và phân tích thành phần hương thơm của dấm chuối. Theo đó, hiện nay có nhiều nghiên cứu khác nhau về dấm trái cây, một phần các thành phần dễ bay hơi trong dấm trái cây đến từ chính trái cây, và một số khác đến từ phản ứng vi sinh trong quá trình lên men, chúng cùng nhau tạo thành đặc điểm hương vị độc đáo của dấm trái cây với 79 loại hương vị dễ bay hơi trong dấm chuối.
Kết quả của nghiên cứu này là bước đầu sáng tỏ về cấu trúc và sự biến đổi trong quá trình lên men của các thành phần hương vị chính trong Dấm chuối, đồng thời là một tài liệu tham khảo cho việc hình thành tiêu chuẩn chất lượng dấm chuối. Nghiên cứu này cũng cung cấp một cơ sở lý thuyết cho kĩ thuật cố định hóa liên tục khi phát triển công nghệ sản xuất lên men dấm chuối sau này.
Đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Tại hội thảo, đại diện nhiều doanh nghiệp ngành bia rượu Việt Nam đã trao đổi cùng các chuyên gia Trung Quốc những kiến thức về thời gian, quy mô trong ứng dụng cố định tế bào nấm men, về công suất, giá thành triển khai công nghệ.
Theo Hiệp hội Bia rượu NGK Việt Nam
Call Now Button