Loại lúa mạch thu hoạch đúng mùa mang đến vị đậm đà, thơm ngon cho Bia Sài Gòn
Bia là một trong những món đồ uống được yêu thích ở Việt Nam. Thức uống này theo chân người Pháp du nhập đến Việt Nam vào cuối thế kỷ 19 và được sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu ăn uống của những người lính thuộc địa. Dần dần, bia trở thành một thức uống phổ biến trong cộng đồng người Việt. Từ Bắc chí Nam, từ đô thị đến làng xã, bia len lỏi vào các hàng quán, bữa ăn của mọi người.
Bia có nguồn gốc từ Pháp và được nhiều người Việt Nam yêu thích.
Theo các chuyên gia nấu bia (brew master) của nhãn hàng Bia Saigon cho biết: : “Trải qua bao thăng trầm, với nhiều biến đổi trong công nghệ ủ – nấu, song tiêu chuẩn của một mẻ bia ngon vẫn phải phải đảm bảo sự hài hòa của bốn nguyên liệu cơ bản, bao gồm: malt, hoa bia, men và nước. Cả bốn nguyên liệu này, mỗi loại mang đến một sắc thái riêng cho thành phẩm sau khi nấu. Trong đó, có thể nói, malt chính là linh hồn, hỗ trợ các thành phần còn lại để ra đời vị bia ưng ý”.
Malt là hạt ngũ cốc được sấy khô trong quá trình ngâm, ủ và nảy mầm dưới điều kiện có kiểm soát. Loại ngũ cốc dùng để làm malt thường rất đa dạng, có thể là gạo, lúa mì, yến mạch hay phổ biến nhất chính là lúa mạch.
Theo các chuyên gia của Công ty Bia Saigon, lúa mạch mùa xuân chính là nguyên liệu thượng hạng được dùng để điều chế malt nói riêng và công thức nấu bia nói chung. Lúa mạch được gieo vào mùa xuân có hạt to tròn đồng đều, vỏ mỏng và sọc mãnh, chứa hàm lượng chất tan cao, nên thường được lựa chọn để sản xuất bia. Chính loại lúa mạch này là yếu tố mang đến màu vàng óng ánh của từng giọt bia; tạo nên vị ngon đậm đà, nhưng vẫn thanh mát, gây ấn tượng, quyến luyến cho người dùng.
Tuy vậy, do giá thành khá đắt đỏ nên nhiều hãng bia không sử dụng 100% lúa mạch mùa xuân vào dây chuyền sản xuất. Thay vào đó, họ kết hợp nhiều loại ngũ cốc khác như ngô, gạo…để điều chế malt nhằm tiết kiệm chi phí. Điều này khiến bia mất đi vị ngon thuần thúy cũng như sắc vàng óng ánh đặc trưng.
Dây chuyền công nghệ hiện đại góp phần tạo nên vị ngon đặc trưng của Bia Saigon Special.
Anh Sơn Hà, 35 tuổi, TP HCM cho biết: “Tôi uống Bia Saigon xanh từ những năm Đại học và yêu thích đến tận bây giờ. Vị bia đậm, nhưng không quá đắng, hậu lại còn thanh nhẹ nên tôi uống hoài không thấy chán”.
Cũng như anh Sơn Hà, nhiều người lâu nay đã quen với vị bia đặc trưng của Bia Saigon “xanh”, hay Bia Saigon Special. Tuy vậy, ít người biết rằng Bia Saigon Special là một trong những dòng bia hiếm hoi của Việt Nam được chế biến từ 100% lúa mạch mùa xuân. Bia sở hữu vị ngon đậm đà và dịu nhẹ, trong đắng có thanh tạo nên một vị men nồng nàn, nhưng dễ uống, thân thiện với số đông người thưởng thức.
Diện mạo mới của Bia Saigon Special.
Theo bật mí của phía SABECO: “Bên cạnh nguyên liệu chọn lọc, Bia Saigon Special được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến bậc nhất khu vực kết hợp cùng quy trình lên men theo nghệ thuật nấu bia truyền thống khiến vị ngon của bia càng thêm độc đáo và khác biệt”.
“Đối với SABECO, chất lượng và an toàn thực phẩm là môt trong những giá trị cốt lõi được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển lâu dài, bền vững của thương hiệu. Các nguồn lực về con người, thiết bị, công nghệ đều được đầu tư ở mức cao nhất nhằm đảm bảo sự an toàn, tính phù hợp của sản phẩm đối với tiêu chuẩn An toàn, vệ sinh, chất lượng đã được Bộ Y tế – Cục ATTP Việt Nam phê duyệt”, đại diện Bia Saigon cho biết.
Mới đây, trong danh mục các sản phẩm tái ra mắt của Bia Saigon, Bia Saigon Special nay đã thay đổi bao bì với thiết kế rồng đặt ở giữa mang đến một diện mạo mới. Song, dẫu thay đổi về nhận diện, Bia Saigon Special vẫn giữ nguyên công thức, thành phần và nồng độ cồn, đảm bảo hương vị đặc trưng.
Theo Vnexpress