Các công ty cung cấp dịch vụ giao thực phẩm ở Qatar dự kiến sẽ có một mùa kinh doanh “bội thu” do lượng đơn đặt hàng tăng đột biến suốt thời gian diễn ra World Cup.
Việc giao đồ ăn thường xuyên tăng mạnh ở các quốc gia đăng cai World Cup trong thời gian diễn ra các giải đấu, theo dữ liệu từ công ty tư vấn Redseer Consulting.
Nghiên cứu của công ty này cho thấy, tỉ lệ đặt hàng đồ ăn ở Qatar trong những ngày diễn ra trận đấu World Cup dự kiến sẽ tăng lên 80%, cao hơn 30% so với các ngày thi đấu của Giải Ngoại hạng Ấn Độ (IPL).
“Trong lịch sử, các kỳ World Cup đã thúc đẩy lượng mua thực phẩm và đồ uống đáng kể. Tuy nhiên, mùa World Cup ở Qatar dự kiến sẽ chứng kiến một bước nhảy vọt trong xu hướng này. Cuộc khảo sát thị trường của chúng tôi cho thấy dự đoán giá trị và tần suất (đơn đặt hàng) sẽ tăng mạnh do sự nhiệt tình tiêu thụ của người hâm mộ”, ông Sandeep Ganediwalla, đối tác quản lý của RedSeer cho biết.
Với lượng đơn đặt hàng tăng đột biến, các nhà hàng ở nước chủ nhà có cơ hội xây dựng và duy trì cơ sở khách hàng trong một thị trường cạnh tranh cao.
Theo khảo sát của Redseer, người tiêu dùng sẽ chi tiêu nhiều nhất vào chi phí giao đồ ăn, thực phẩm đóng gói, chẳng hạn như khoai tây chiên và đồ ăn nhẹ khác, và sau đó là đồ thể thao.
Thế giới – Ngành thực phẩm Qatar và UAE hốt bạc tỷ từ World Cup
Talabat là một trong những ứng dụng đặt đồ ăn phổ biến nhất tại Qatar. Ảnh: Hello Qatar
Vùng Vịnh cũng được hưởng lợi
Không chỉ Qatar mà các quốc gia trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) khác, cũng sẽ được “hưởng xái” từ World Cup, ông Ganediwalla nhận định. Người hâm mộ sẽ ở lại các quốc gia GCC khác, đặc biệt là Dubai và các địa điểm khác ở Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), để đi xem các trận đấu trong ngày.
Theo nghiên cứu do ForwardKeys công bố, Dubai là điểm đến được hưởng lợi nhiều nhất từ lượng du khách đến Qatar trong thời gian diễn ra World Cup.
Cứ mỗi 100 USD chi cho việc giao đồ ăn ở Qatar vào ngày diễn ra World Cup, UAE sẽ nhận được 20 USD, theo ông Ganediwella.
“Hoạt động kinh doanh dịch vụ thực phẩm của GCC dự kiến sẽ đạt doanh thu 6 tỷ USD trong tháng diễn ra World Cup, phần lớn thuộc về Qatar, và phần còn lại thuộc về khu vực GCC, đứng đầu là Dubai”, ông Ganediwalla trích dẫn kết quả cuộc khảo sát.
Các công ty trong ngành cho biết họ đã chứng kiến sự gia tăng trong hoạt động kinh doanh của mình ngay cả trước khi World Cup bắt đầu.
“Chúng tôi đã nhận thấy tác động tích cực đến các cửa hàng thực phẩm (cả nhà hàng thực tế và bếp ảo) ở khu vực GCC và Trung Đông. Tác động đặc biệt nhiều hơn ở Dubai, vì đây là điểm dừng chân nổi tiếng của Qatar”, người phát ngôn của Kitopi, công ty lớn nhất khu vực trong phân khúc bếp ảo chia sẻ.
Nỗ lực của các nhà hàng
World Cup là thời điểm thích hợp để các nhà hàng nói riêng và ngành bán lẻ nói chung tạo ra sản phẩm của riêng mình, nâng cao chất lượng dịch vụ và các kênh và trải nghiệm của khách hàng, đồng thời thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
Ông Ganediwalla cho biết, trong khi các công ty bản địa như Deliveroo, Talabat và Carriage vẫn chiếm tới 75% đơn đặt hàng, thì các nhà hàng tên tuổi như McDonald’s cũng đang nỗ lực đến gần hơn với người tiêu dùng bằng các ứng dụng của riêng mình, hoặc cung cấp dịch vụ đặt hàng qua WhatsApp.
McDonald’s UAE cũng đã ra mắt thực đơn phiên bản giới hạn dành cho người hâm mộ bóng đá từ ngày 20/11 đến 19/12. Mỗi món trong thực đơn được lấy cảm hứng từ một quốc gia khác nhau.
Thế giới – Ngành thực phẩm Qatar và UAE hốt bạc tỷ từ World Cup (Hình 2).
McDonald’s ra thực đơn mới phục vụ người hâm mộ trong thời gian diễn ra World Cup. Ảnh: Mirror
Rebel Foods, một công ty thuộc top đầu trong phân khúc bếp ảo ở khu vực này cũng khá lạc quan về cơ hội kinh doanh nhờ World Cup.
Chuỗi giao đồ ăn cũng đã thiết kế các chiến dịch quảng cáo đặc biệt cho tất cả các thương hiệu của mình để mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi xem các trận đấu với bạn bè và gia đình tại nhà, ông Vishal Khithani, Giám đốc điều hành của Rebel Foods khu vực Trung Đông cho biết.
Các nhà phân tích trong ngành cho biết thị trường giao đồ ăn trên toàn cầu được hưởng lợi lớn từ bầu không khí ăn mừng, vốn là nét đặc trưng của các sự kiện thể thao lớn. Theo một nhà phân tích, tâm lý hào hứng sẽ thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng và đóng vai trò là bàn đạp để thúc đẩy doanh số bán hàng.