Bia là một trong những đồ uống lâu đời nhất thế giới, lịch sử bia có niên đại đến 6000 năm TCN, nó đã được ghi lại trong văn bản lịch sử của vùng Lưỡng Hà. Các tài liệu sớm nhất của người Sumer cũng đề cập tới bia. Một lời cầu nguyện tới nữ thần Ninkasi còn được gọi là “Thánh ca cho Ninkasi” được dùng như một lời cầu nguyện cũng như phương pháp để ghi nhớ công thức làm bia trong một nền văn hóa có rất ít người biết chữ.
1. Tìm hiểu về bia
Như hầu hết các chất có chứa carbohydrat, chủ yếu là đường hoặc tinh bột, có thể len men tự nhiên, có khả năng đồ uống giống bia được phát minh độc lập giữa các nền văn hóa khác nhau trên toàn thế giới. Việc phát minh ra bánh mì và/hoặc bia đã được chứng minh là động lực cho con người phát triển công nghệ và xây dựng nền văn minh nhân loại. Các thực nghiệm hóa học sớm nhất đã cho thấy bia lúa mạch được phát hiện tại Godin Tepe ở miền trung dãy nũi Zagros của Iran có niên đại khoảng 3400-3000 năm TCN (Chalcolithic/Late Uruk Period).
Trước Cách mạng công nghiệp, bia tiếp tục được sản xuất bán trên quy mô gia đình, mặc dù đến thế kỷ 7 sau công nguyên, các tu viện ở Châu Âu cũng sản xuất và bán bia. Trong cách mạng công nghiệp, việc sản xuất bia được chuyển từ thủ công sang công nghiệp, việc sản xuất nhỏ lẻ không còn đáng kể vào cuối thế kỷ 19. Sự phát triển của phù kế và nhiệt kế đã thay đổi việc làm bia, các công cụ đó cho phép người làm bia có thể kiểm soát nhiều hơn quá trình làm bia, thu được nhiều kết quả hơn.
Ngày nay, ngành công nghiệp sản xuất bia là một nền kinh doanh toàn cầu, bao gồm một số công ty đa quốc gia chiếm ưu thế trên thị trường và hàng ngàn các nhà sản xuất nhỏ từ các cơ sở nhỏ tới các cơ sở lớn của vùng. Hơn 133 tỉ lít (35 tỉ gallon) được bán mỗi năm—doanh thu toàn cầu là 294,5 tỉ USD (147,7 tỉ bảng Anh) năm 2006.
2. Lịch sử của bia
Tài liệu lịch sử cho thấy khoảng 6.000 năm trước, nền văn minh Trung Quốc cổ đại đã làm một loại đồ uống giống bia có tên gọi kyui.
Ở vùng Lưỡng Hà cổ đại, các tấm đất sét cho thấy việc làm bia là một nghề nghiệp được kính trọng vào thời đó, phần lớn những người làm bia là phụ nữ. Các phát hiện cho thấy việc dùng lại cùng các dụng cụ chứa (chai, lọ, vại…) cho quá trình lên men nguyên liệu cung cấp các kết quả đáng tin cậy hơn khám phá ban đầu là: những người làm bia khi di chuyển mang theo các bình bên mình.
Các tấm khắc đất sét Ebla được phát hiện năm 1974 tại Ebla, Syria, có niên đại 2500 năm TCN, tiết lộ việc thành phố cổ này đã sản xuất một loạt các loại bia khác nhau, gồm cả một loại bia có tên gọi là “Ebla”. Các dấu vết ban đầu của bia và quá trình làm bia cũng đã được tìm thấy ở Babylon cổ đại. Vào thời điểm đó, phụ nữ và thầy tu cũng làm bia. Một số loại bia đã được sử dụng, đặc biệt trong các nghi lễ tôn giáo. Năm 2100 TCN, vua Babylon là Hammurabi đã ban hành bộ luật của mình, trong đó có cả các quy định về chủ quán rượu.
3. Lịch sử của bia hơi Hà Nội
Năm 1890 người Pháp đã xây dựng nhà máy bia tại Hà Nội chủ yếu là để phục vụ họ và những công chức Việt Nam tại một số thành phố lớn ở miền Bắc. Nhà máy bia ban đầu mang tên một người Pháp là Hommel, sản xuất chỉ 150 lít/ngày do 30 người lao động do Pháp đào tạo. Năm 1954, khi miền Bắc Việt Nam được giải phóng nhà máy bia được đổi tên là nhà máy bia Hà Nội nay là Tổng công ty cổ phần bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội.
Năm 1958 loại bia chai Trúc Bạch được sản xuất. Năm 1960 nhà máy sản xuất được 15 triệu lít/năm, năm 1970 nâng lên 20 triệu lít/năm.
Năm 1978 nhà máy được Cộng hòa Dân chủ Đức giúp đỡ cải tạo nhà nấu và năm 1983 nhà nấu liên hợp được đưa vào sử dụng, nâng công suất lên 30 triệu lít/năm. Cũng trong năm này nhà máy bia Hà Nội đổi tên thành Công ty Bia Hà Nội. Năm 1989 luận chứng kinh tế kỹ thuật đầu tư, mở rộng sản xuất từ 30 lên 50 triệu lít của nhà máy đã được phê duyệt và được thực thi.
Năm 2003, Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại Công ty Bia Hà Nội và một số đơn vị thành viên Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam.
Từ ngày 1/7/2008 thành Tổng công ty cổ phần bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội.
Đến nay, tổng công ty đã đầu tư đổi mới công nghệ, mua hầu hết các thiết bị máy móc hiện đại của Tây Âu. Vào năm 2004, dự án đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, nâng công suất lên đến 100 triệu lít/năm đã hoàn tất và đưa vào sử dụng. Hiện tại bia HÀ NỘI đã mở rất nhiều nhà máy sản xuất tại Mê Linh, Hưng Yên…
Năm 2012 Tổng công ty đạt sản lượng 612 triệu lít bia các loại.
Nguồn: Ẩm thực Vân Hồ